CÁC GIÁ TRỊ CỐT LÕI
Tại SENBOX, chúng tôi tin rằng tất cả học sinh đều có quyền có được một tương lai tươi sáng.
Tuy nhiên, điều này nói dễ hơn làm rất nhiều. Hiểu được điều đó, SENBOX tập trung tạo ra các thiết bị, công cụ và chương trình dễ dàng sử dụng trong việc giúp trẻ phát triển cho giáo viên và phụ huynh, đồng thời giúp phụ huynh tiết kiệm tiền bạc và thời gian.
Chúng tôi tin rằng sự cải thiện của trẻ có liên kết trực tiếp với khả năng vận động và phát triển.
Tạo ra môi trường tự do, độc lập và giúp chất lượng cuộc sống của trẻ cùng toàn bộ gia đình được cải thiện là sứ mạng của chúng tôi. SENBOX hỗ trợ phụ huynh học và hiểu về tình trạng của trẻ để tạo cơ hội tốt nhất cho trẻ tiến xa hơn cũng như mang những bài học quan trọng đó đến cho những ai có nhu cầu.
Chúng tôi tin rằng việc học tập mỗi ngày sẽ tạo nên chất lượng giáo viên và trường học tốt hơn.
Chúng tôi luôn theo dõi và nghiên cứu các công trình quốc tế mới nhất về lĩnh vực giáo dục đặc biệt, chăm chỉ tạo nên những chương trình và công cụ phục vụ trong việc giảng dạy. Bởi những điều này sẽ giúp cho trẻ có được sự phát triển tốt hơn, toàn diện hơn.
Chúng tôi tin rằng trẻ bị khuyết tật trí tuệ có thể có một cuộc sống truyền cảm hứng, hạnh phúc và hòa nhập xã hội nếu được can thiệp kịp thời và trị liệu đúng cách ngay từ khi còn nhỏ.
QUYỀN TRẺ EM THEO UNICEFT
CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN CỦA TRẺ EM
Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em là một thỏa thuận quan trọng của các quốc gia đã hứa bảo vệ quyền trẻ em.
Công ước về quyền trẻ em giải thích tất cả trẻ em là ai, tất cả các quyền của chúng và trách nhiệm của các chính phủ.
Tất cả các quyền đều có mối liên hệ với nhau, chúng đều quan trọng như nhau và không thể tước bỏ chúng khỏi trẻ em.
Văn bản này được hỗ trợ bởi Ủy ban về Quyền Trẻ em.
1. Định nghĩa về trẻ em
Trẻ em là bất kì người nào dưới 18 tuổi
2. Không bị phân biệt đối xử
Tất cả trẻ em đều có tất cả các quyền này, bất kể sắc tộc, nơi sinh sống, ngôn ngữ, tôn giáo, suy nghĩ, ngoại hình, giới tính, bất kể giàu nghèo hay có khuyết tật, và không cần biết cha mẹ hoặc gia đình họ là ai hoặc cha mẹ hoặc gia đình họ có niềm tin hay làm gì. Không một đứa trẻ nào nên bị đối xử bất công vì bất cứ lý do gì.
3. Lợi ích tốt nhất của đứa trẻ
Khi người lớn đưa ra quyết định, họ nên nghĩ xem quyết định của họ sẽ ảnh hưởng đến trẻ em như thế nào. Tất cả người lớn nên làm những gì tốt nhất cho trẻ em. Các chính phủ nên đảm bảo rằng trẻ em được bảo vệ và chăm sóc bởi cha mẹ của chúng hoặc bởi những người khác khi điều này là cần thiết. Các chính phủ nên đảm bảo rằng những người và những nơi có trách nhiệm chăm sóc trẻ em đang làm tốt công việc của mình.
4. Hiện thực hoá quyền trẻ em
Các chính phủ phải làm tất cả những gì có thể để đảm bảo rằng mọi trẻ em ở các quốc gia của họ có thể được hưởng tất cả các quyền trong Công ước này.
5. Hướng dẫn gia đình khi trẻ phát triển
Chính phủ nên để các gia đình và cộng đồng hướng dẫn con cái của họ để khi lớn lên, chúng học cách sử dụng các quyền của mình một cách tốt nhất. Trẻ càng lớn thì càng ít cần sự hướng dẫn.
6. Sống còn và phát triển
Mọi trẻ em đều có quyền được sống. Các chính phủ phải đảm bảo rằng trẻ em tồn tại và phát triển theo cách tốt nhất có thể.
7. Tên và quốc tịch
Trẻ em phải được đăng ký khai sinh khi được sinh ra và đặt một cái tên được chính phủ chính thức công nhận. Trẻ em phải có quốc tịch (thuộc một quốc gia). Bất cứ khi nào có thể, trẻ em nên biết cha mẹ và được họ chăm sóc.
8. Danh tính
Trẻ em có quyền có danh tính của riêng mình - một hồ sơ chính thức về con người của chúng, bao gồm tên, quốc tịch và các mối quan hệ gia đình của chúng. Không ai nên tước bỏ điều này khỏi chúng, nhưng nếu điều này xảy ra, các chính phủ phải giúp trẻ em nhanh chóng lấy lại danh tính của mình.
9. Giữ gia đình cùng nhau
Con cái không nên tách khỏi cha mẹ trừ khi trẻ không được chăm sóc chu đáo, chẳng hạn như nếu cha mẹ gây tổn hại hoặc không chăm sóc con cái. Trẻ em có cha mẹ không sống cùng nhau nên giữ liên lạc với cả cha và mẹ trừ khi điều này có thể gây hại cho đứa trẻ.
10. Liên lạc với cha mẹ xuyên quốc gia
Nếu một đứa trẻ sống ở một quốc gia khác với cha mẹ của chúng, chính phủ phải cho đứa trẻ và cha mẹ đi du lịch để chúng có thể giữ liên lạc và ở bên nhau.
11. Bảo vệ khỏi bị bắt cóc
Các chính phủ phải ngăn chặn việc đưa trẻ em ra khỏi đất nước nếu điều này trái luật - ví dụ, bị ai đó bắt cóc hoặc bị cha mẹ giữ ở nước ngoài khi cha mẹ kia không đồng ý.
12. Tôn trọng sự quan điểm của trẻ em
Trẻ em có quyền tự do đưa ra ý kiến của mình về những vấn đề có ảnh hưởng đến mình. Người lớn nên lắng nghe và nhìn nhận trẻ một cách nghiêm túc.
13. Tự do chia sẻ suy nghĩ
Trẻ em có quyền chia sẻ tự do với người khác những gì chúng học, suy nghĩ và cảm nhận, bằng cách nói, vẽ, viết hoặc bằng bất kỳ cách nào khác trừ khi điều đó gây hại cho người khác.
14. Tự do tư tưởng và tôn giáo
Trẻ em có thể lựa chọn suy nghĩ, quan điểm và tôn giáo của riêng mình, nhưng điều này không được ngăn cản người khác hưởng quyền của mình. Cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ để khi lớn lên, trẻ học cách sử dụng đúng cách
15. Lập hoặc tham gia hội nhóm
Trẻ em có thể tham gia hoặc thành lập các nhóm hoặc tổ chức, và chúng có thể gặp gỡ với những người khác, miễn là điều này không gây hại cho người khác.
16. Quyền riêng tư
Mọi trẻ em đều có quyền riêng tư. Luật pháp phải bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em, gia đình, nhà riêng, thông tin liên lạc và danh tiếng (hoặc tên tốt) khỏi bất kỳ cuộc tấn công nào.
17. Truy cập thông tin
Trẻ em có quyền lấy thông tin từ Internet, đài phát thanh, truyền hình, báo chí, sách và các nguồn khác. Người lớn nên chắc chắn rằng thông tin trẻ nhận được là vô hại. Các chính phủ nên khuyến khích giới truyền thông chia sẻ thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, bằng những ngôn ngữ mà tất cả trẻ em có thể hiểu.
18. Trách nhiệm của cha mẹ
Cha mẹ là những người chịu trách nhiệm chính trong việc nuôi dưỡng một đứa trẻ. Khi đứa trẻ không có cha mẹ, người lớn khác sẽ có trách nhiệm này và họ được gọi là "người giám hộ". Cha mẹ và người giám hộ nên luôn xem xét điều gì là tốt nhất cho đứa trẻ đó. Chính phủ nên giúp đỡ họ. Trường hợp trẻ có cả cha và mẹ thì cả hai người phải có trách nhiệm nuôi dưỡng trẻ.
19. Bảo vệ khỏi xâm phạm
Các chính phủ phải bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực, lạm dụng và bị bỏ mặc bởi bất kỳ ai chăm sóc chúng.
20. Trẻ em không có gia đình
Mọi trẻ em không được gia đình chăm sóc đều có quyền được chăm sóc đúng cách bởi những người tôn trọng tôn giáo, văn hóa, ngôn ngữ và các khía cạnh khác trong cuộc sống của trẻ.
21. Trẻ em được nhận nuôi
Khi trẻ em được nhận làm con nuôi, điều quan trọng nhất là làm những gì tốt nhất cho chúng. Nếu một đứa trẻ không thể được chăm sóc đúng cách ở đất nước của chúng - ví dụ như bằng cách sống với một gia đình khác thì chúng có thể được nhận làm con nuôi ở một quốc gia khác.
22. Trẻ em tị nạn
Trẻ em chuyển từ quê hương đến nước khác để tị nạn (vì không an toàn) nên được giúp đỡ, bảo vệ và có các quyền như trẻ em sinh ra ở quốc gia đó.
23. Trẻ em khiếm khuyết
Mọi trẻ em khuyết tật nên được hưởng cuộc sống tốt nhất có thể trong xã hội. Chính phủ cần tháo gỡ mọi trở ngại để trẻ khuyết tật có thể tự lập và tham gia tích cực vào cộng đồng.
24. Sức khoẻ, nước, thức ăn, môi trường
Trẻ em có quyền được chăm sóc sức khỏe tốt nhất có thể, có nước sạch để uống, thực phẩm lành mạnh và môi trường sạch sẽ và an toàn để sống. Tất cả người lớn và trẻ em phải có thông tin về cách sống an toàn và khỏe mạnh.
25. Nơi ở của trẻ
Trẻ em được đưa đến một nơi nào đó xa nhà, nơi chăm sóc sức khoẻ, bảo vệ hoặc được quan tâm nên được kiểm tra tình hình thường xuyên để xem mọi thứ có diễn ra tốt không và đây có còn là nơi tốt nhất cho đứa trẻ hay không.
26. Hỗ trợ Kinh tế và hỗ trợ cộng đồng
Chính phủ nên cung cấp tiền hoặc các hỗ trợ khác để giúp đỡ trẻ em từ các gia đình nghèo.
27. Thức ăn, Quần áo, một ngôi nhà an toàn
Trẻ em có quyền được ăn, có mặc và có nơi ở an toàn để trẻ có thể phát triển một cách tốt nhất. Chính phủ nên giúp đỡ các gia đình và trẻ em không có khả năng chi trả cho những điều này
28. Được giáo dục
Mọi trẻ em đều có quyền được học hành. Giáo dục tiểu học nên được miễn phí. Giáo dục trung học và cao hơn nên có sẵn cho mọi trẻ em. Trẻ em cần được khuyến khích đến trường hoặc mức cao nhất có thể. Kỷ luật trong trường học phải tôn trọng quyền trẻ em và không bao giờ sử dụng bạo lực
29. Mục tiêu giáo dục
Giáo dục trẻ em giúp trẻ phát triển toàn diện về nhân cách, năng khiếu và khả năng của mình. Giáo dục giúp trẻ hiểu các quyền của chính mình và tôn trọng các quyền, nền văn hóa và sự khác biệt của người khác. Nó sẽ giúp trẻ sống hòa bình và bảo vệ môi trường.
30. Văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo tối thiểu
Trẻ em có quyền sử dụng ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo của riêng mình ngay cả khi những điều này không được chia sẻ bởi hầu hết mọi người ở quốc gia nơi trẻ sinh sống.
31. Nghỉ ngơi, chơi, văn hóa nghệ thuật
Mọi trẻ em có quyền được nghỉ ngơi, thư giãn, vui chơi và tham gia các hoạt động văn hóa, sáng tạo.
32. Bảo vệ khỏi công việc nguy hiểm
Trẻ em có quyền được bảo vệ để không làm những công việc nguy hiểm hoặc có hại cho giáo dục, sức khỏe hoặc sự phát triển của trẻ. Nếu trẻ em làm việc, trẻ có quyền được đảm bảo an toàn và được trả lương công bằng.
33. Bảo vệ khỏi các loại thuốc có hại
Các chính phủ phải bảo vệ trẻ em khỏi việc sử dụng, pha chế, mang hoặc bán các loại thuốc có hại
34. Bảo vệ khỏi lạm dụng tình dục
Chính phủ nên bảo vệ trẻ em khỏi bị bóc lột tình dục (bị lợi dụng) và lạm dụng tình dục, bao gồm cả việc người ta ép buộc trẻ em quan hệ tình dục vì tiền, hoặc tạo ảnh hoặc phim khiêu dâm về trẻ em.
34. Phường ngừa bị bán và buôn lậu
Các chính phủ phải đảm bảo rằng trẻ em không bị bắt cóc, bán hoặc đưa đến các quốc gia hoặc địa điểm khác để bị bóc lột (lợi dụng).
36. Bảo vệ khỏi bị lợi dụng
Trẻ em có quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức bóc lột khác (bị lợi dụng), ngay cả khi những hình thức này không được đề cập cụ thể trong Công ước này.
37. Trẻ em bị kỷ luật
Những đứa trẻ bị buộc tội vi phạm pháp luật không nên bị giết. bị tra tấn, đối xử tàn tệ, bị giam cầm vĩnh viễn, hoặc bị giam chung với người lớn. Nhà tù luôn phải là sự lựa chọn cuối cùng và chỉ trong thời gian ngắn nhất có thể. Trẻ em trong tù cần được trợ giúp pháp lý và có thể giữ liên lạc với gia đình.
38. Bảo vệ trong chiến tranh
Trẻ em có quyền được bảo vệ trong chiến tranh. Không trẻ em dưới 15 tuổi nào được phép nhập ngũ hoặc tham gia chiến tranh.
39. Hồi phục và tái hoà nhập
Trẻ em có quyền được giúp đỡ nếu bị tổn thương, bị bỏ rơi, bị đối xử tệ hoặc bị ảnh hưởng bởi chiến tranh để có thể lấy lại sức khỏe và nhân phẩm.
40. Trẻ em vi phạm pháp luật
Trẻ em bị buộc tội vi phạm pháp luật có quyền được trợ giúp pháp lý và được đối xử công bằng. Cần có nhiều giải pháp để giúp những đứa trẻ này trở thành những thành viên tốt trong cộng đồng của chúng. Nhà tù chỉ nên là sự lựa chọn cuối cùng.
41. Luật tốt nhất áp dụng cho trẻ em
Nếu luật của một quốc gia bảo vệ quyền trẻ em tốt hơn Công ước này, thì những luật đó nên được sử dụng
42. Mọi người phải biết quyền trẻ em
Các chính phủ cần tích cực nói cho trẻ em và người lớn biết về Công ước này để mọi người đều biết về quyền trẻ em.
43-54. Cách thực hiện công ước
Các đề mục này giải thích cách các chính phủ, Liên hợp quốc bao gồm Ủy ban Quyền trẻ em và UNICEF và các tổ chức khác làm việc để đảm bảo tất cả trẻ em được hưởng tất cả các quyền của mình