Tự kỷ

Tự kỷ là gì

  • Tự kỷ là một khiếm khuyết có nguồn gốc phát sinh trong não bộ và ảnh hưởng đến cách sử dụng trí lực của trẻ.

  • Đây là một khiếm khuyết bẩm sinh và được gây ra bởi rối loạn cấu trúc ADN.

  • Tự kỷ không thể được chữa khỏi tại bệnh viện. Cách duy nhất là chúng ta có thể dạy cho trẻ những kỹ năng mà chúng có thể sử dụng và tạo ra các tác động lên não, tâm trí và giúp trẻ có một cuộc sống hạnh phúc.

Tự kỷ có phải là bệnh không?

  • Tự kỷ không phải là bệnh, đó là một sự rối loạn phát triển có ảnh hưởng đến việc nhận thức và tương tác của trẻ với người khác.

  • Tự kỷ không có “thuốc chữa”, nhưng qua sự hỗ trợ giáo dục và tình yêu thương, chúng ta có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ


Dùng từ như thế nào cho thích hợp khi nói về tự kỷ?

Tự kỷ không phải là bệnh nên cách dùng từ như "bị bệnh" hay "mắc bệnh" thì không thích hợp.

Với chúng tôi, cách dùng từ thích hợp là "mắc chứng".

Ví dụ, trẻ đang mắc chứng tự kỷ, và với sự hỗ trợ thích hợp, chất lượng cuộc sống của trẻ sẽ được cải thiện hơn.

Những mức độ của phổ tự kỷ

Đối với một trẻ ở trong tình trạng phổ tự kỷ thì có thể chia làm 3 mức độ với những yêu cầu khác nhau.

Ở mức 1 - nhẹ: cần nhận những hỗ trợ cần thiết

Ở mức 2 - trung bình: cần nhận can thiệp tích cực.

Ở mức 3 - nặng: cần nhận can thiệp tối đa.

Chúng ta có thể Scan não để xác định trẻ mắc chứng tự kỷ không?

Xét nghiệm máu, scan não, kiểm tra ảnh não không thể giúp chúng ta chẩn đoán tự kỷ. Thay vào đó, một bác sĩ sẽ phải dựa vào nhiều yếu tố để đưa ra kết luận. Những yếu tố này bao gồm triệu chứng về hành vi, vấn đề về giao tiếp và tiền sử bệnh án của gia đình để đưa ra những bằng chứng về điều kiện tiềm năng có trong gen gây ra chứng tự kỷ.

Tiếp đến, các bác sĩ sẽ hỏi một loạt câu hỏi về sở thích hàng ngày của trẻ và các khía cạnh về cuộc sống xã hội của trẻ. Bác sĩ có thể yêu cầu trẻ kiểm tra tâm lý. Chẩn đoán dựa trên cấp độ gắn liền với những triệu chứng nhất.

Hãy nhớ rằng những cấp độ của tự kỷ không phải trắng và đen. Không phải ai mắc chứng tự kỷ cũng đều áp vào một cấp bậc. Nhưng các triệu chứng đó có thể cung cấp một cơ sở hữu ích để giúp các bác sĩ đưa ra một kế hoạch kiểm soát hiệu quả và đặt ra các mục tiêu có thể đạt được.

Nếu bạn nghĩ rằng bạn hoặc con bạn có thể mắc chứng tự kỷ, hãy thảo luận mối quan tâm của bạn với bác sĩ gia đình. Hãy cân nhắc đến việc hẹn gặp một chuyên gia về tự kỷ. Tổ chức phi lợi nhuận Autism Speaks có một công cụ có thể giúp bạn tìm ra căn nguyên về tình trạng của bạn.

  • Xem thêm:

-- Chúng ta có thể scan não để biết trẻ có mắc chứng tự kỷ không? Xem tại Chẩn đoán

-- Thẩm định và chuyên gia

-- https://www.autismspeaks.org/what-autism

0042